Theo ước tính, cứ mỗi một đoạn cọc bê tông ly tâm (BTLT) được sản xuất mới theo phương pháp quay ly tâm truyền thống thì có khoảng 6 - 10% khối lượng bê tông dùng để sản xuất đoạn cọc này phải loại bỏ dưới dạng vữa thừa trong lòng cọc. Chỉ tính riêng trong hệ thống sản xuất của Phan Vũ, mỗi năm cung ứng ra thị trường bình quân 1,5 triệu tấn bê tông cọc thì ước tính sẽ có không ít hơn 100.000 tấn vữa thừa (chất thải) phải xử lý, một con số không hề nhỏ!
Lượng vữa thừa phải xử lý khi sản xuất cọc BTLT theo phương pháp truyền thống
Sau hơn 20 năm kể từ ngày lần đầu tiên Phan Vũ ra mắt thị trường Việt Nam dòng sản phẩm cọc bê tông ly tâm, cọc tròn ứng suất trước nhằm thay thế cho sản phẩm cọc truyền thống (cọc vuông, cọc thép) lúc bấy giờ. Sau những trăn trở về việc tối ưu lượng nguyên vật liệu, giảm chi phí và giảm phát thải ra môi trường, đến tháng 11/2019, Phan Vũ chính thức cải tiến thành công công nghệ sản xuất cọc BTLT không chứa vữa thừa trên sản phẩm sau 3 năm phối hợp nghiên cứu cùng các chuyên gia Nhật Bản thuộc Japan Pile - đối tác chiến lược của Phan Vũ. Công nghệ sản xuất cọc BTLT không chứa vữa thừa được cải tiến dựa trên phương pháp quay ly tâm truyền thống, qua đó kéo giảm tỉ lệ vữa thừa cần loại bỏ về dưới 1% so với trước kia là 6 - 10%. Nhờ cái tiến mới này giúp các nhà sản xuất cọc BTLT có thể tiết kiệm nguyên vật liệu, giảm lượng chuyên chở, giảm chi phí xử lý chất thải, giảm phát thải ra môi trường...
Bài toán đặt ra cho các nhà sản xuất cọc BTLT tại Việt Nam để có thể áp dụng thành công công nghệ quay ly tâm không chứa vữa thừa gồm những đòi hỏi nghiêm ngặt như: lựa chọn cấp phối và nguyên vật liệu phù hợp; đảm bảo độ chính xác cao của từng thành phần nguyên liệu khi cân; tuân thủ tuyệt đối quy trình trộn; tốc độ và thời gian quay ly tâm phải phù hợp; trình độ tay nghề và sự tập trung tối đa của công nhân vận hành trạm trộn…
Cọc BTLT không vữa thừa tại nhà máy Phan Vũ Long An
Hiện tại, Phan Vũ đã áp dụng công nghệ sản xuất cọc bê tông ly tâm không vữa thừa cho một số nhà máy thuộc hệ thống thuộc tập đoàn như Phan Vũ Long An, Phan Vũ Đồng Nai… Và bước đầu, Phan Vũ cũng đã chuyển giao thành công công nghệ này cho công ty cùng ngành khác trong năm 2020.